Ban Tuyên giáo Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) Hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc Đảng bộ ĐHQGHN thực hiện các nội dung cụ thể như sau: |
1. Mục đích, yêu cầu - Hội thi được triển khai sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhà khoa học, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên sau đại học của ĐHQGHN nói riêng, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô nói chung nhằm phát huy ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu học tập, nghiên cứu Nghị quyết 15-NQ/TW, nhất là về vị trí, vai trò và các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị đối với Thủ đô Hà Nội. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhà khoa học, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô tạo sự đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. - Thông qua Hội thi, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô Hà Nội. - Hội thi phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức nghiêm túc, tránh hình thức, triển khai đúng tiến độ; đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng. - Công tác tuyên truyền về Hội thi cần được tiến hành trước, trong và sau khi kết thúc hội thi, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả. 2. Đối tượng, nội dung, hình thức, phương thức 2.1. Đối tượng: Cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. 2.2. Hình thức thi: Hội thi tìm hiểu về Nghị quyết 15-NQ/TW gồm 02 vòng thi (Có Thể lệ chi tiết kèm theo) 2.2.1. Vòng sơ khảo: Thi trắc nghiệm trực tuyến diễn ra trong 04 tuần trên nền tảng thi trực tuyến www.tuyengiaothudo.vn. - Thí sinh tham gia dự thi bằng cách truy cập vào website của Hội thi tại địa chỉ: www.tuyengiaothudo.vn, đăng ký tài khoản và tham gia thi. - Mỗi thí sinh có 01 lượt thi mỗi tuần. Ở mỗi lượt thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi dạng trắc nghiệm và 01 câu hỏi tự luận. Trong đó, với 20 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có thời gian 30 giây để thí sinh vừa đọc đề và chọn đáp án trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 05 điểm; với câu hỏi tự luận, thí sinh soạn câu trả lời trực tiếp trên nền tảng thi với số lượng 250 - 500 từ. - Sau mỗi tuần thi, Ban Tổ chức lựa chọn ở mỗi tuần thi 03 thí sinh có điểm số phần thi trắc nghiệm cao nhất, thời gian trả lời nhanh nhất xét từ cao xuống thấp được nhận Giải tuần; chấm điểm và lựa chọn 04 thí sinh có phần trả lời câu hỏi tự luận xuất sắc nhất để tham gia Vòng Chung khảo cấp Thành phố. 2.2.2. Vòng chung khảo: diễn ra dưới hình thức thi “sân khấu hoá” với 03 vòng thi (trắc nghiệm, thuyết trình, trả lời câu hỏi). 16 thí sinh tham gia Vòng chung kết (bao gồm 12 thí sinh đạt thành tích cao tại Vòng sơ khảo, 04 thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc) bốc thăm để chia thành 04 đội, mỗi đội thi có 04 thành viên. Vòng chung khảo có 03 phần thi diễn ra trên sâu khấu là: Trắc nghiệm, Thuyết trình và Trả lời câu hỏi, cụ thể: - Phần thi trắc nghiệm: 04 đội bốc thăm để trả lời gói câu hỏi của đội mình gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung của Hội thi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được phương án trả lời sẽ không được điểm và các đội còn lại được quyền trả lời. Thời gian suy nghĩ và trả lời đáp án của mỗi câu hỏi là 20 giây. - Phần thi Thuyết trình: Mỗi đội thi cử 01 thí sinh đại diện của đội tham gia bốc thăm ngẫu nhiên chủ đề đã được Ban Tổ chức chuẩn bị trước. Mỗi đội thi có 03 phút để suy nghĩ, chuẩn bị; đại diện đội thi sẽ trình bày trong 07 phút. Điểm tối đa cho phần thi là 30 điểm (Có biểu điểm cụ thể). - Phần thi Trả lời câu hỏi: Ban Giám khảo Hội thi sẽ dành cho mỗi đội 01 câu hỏi và mỗi đội có 03 phút để chuẩn bị, cử đại diện của đội lên trình bày câu trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo. Ban Giám khảo chấm điểm các đội thi và điểm tối đa cho phần thi là 20 điểm (Có biểu điểm cụ thể). 2.3. Nội dung: - Tìm hiểu về những nội dung cơ bản của Nghị quyết 15-NQ/TW (như: lý do ban hành Nghị quyết, điểm mới trong tên gọi của Nghị quyết, kết cấu của Nghị quyết, những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản...). - Tìm hiểu về những thành tựu chủ yếu trong việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”. - Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. 3. Thời gian tổ chức Hội thi: Từ ngày 01/8/2022 đến ngày 28/8/2022. 3.1. Phát động Hội thi: Ngày 01/8/2022. 3.2. Tổ chức các vòng thi: - Vòng sơ khảo: diễn ra trong 04 tuần từ ngày 01/8/2022 đến ngày 31/8/2022, cụ thể: + Tuần 1: Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/8/2022 đến 23h00 ngày 07/8/2022 + Tuần 2: Bắt đầu từ 8h00 ngày 08/8/2022 đến 23h00 ngày 14/8/2022 + Tuần 3: Bắt đầu từ 8h00 ngày 15/8/2022 đến 23h00 ngày 21/8/2022 + Tuần 4: Bắt đầu từ 8h00 ngày 22/8/2022 đến 23h00 ngày 28/8/2022 - Vòng chung khảo: 16 thí sinh có thành tích xuất sắc tại vòng sơ khảo tham gia thi Vòng chung khảo dự kiến tổ chức ngày 15/9/2022 dưới hình thức thi “sân khấu hoá” - Tổng kết và trao giải cuộc thi: được tổ chức ngay sau khi kết thúc vòng thi chung khảo. 4. Cơ cấu giải thưởng: 4.1. Vòng sơ khảo: - 03 thí sinh có điểm thi cao nhất hằng tuần được nhận giải thưởng tuần (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng), gồm có: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba - 01 giải đặc biệt dành cho đơn vị có số lượng thí sinh tham gia thi nhiều nhất theo tuần 4.2. Vòng chung khảo: - Giải đội tuyển: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba; mỗi giải gồm: Bằng khen của Ban Thường vụ Thành uỷ kèm tiền thưởng của Ban Tổ chức Hội thi. - Giải thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc nhất: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng) Căn cứ điều kiện thực tế, Ban Tổ chức có thể bổ sung một số giải phụ. 5. Tổ chức thực hiện. 5.1. Ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐHQGHN: Xây dựng văn bản hướng dẫn tham dự Hội thi tìm hiểu Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chỉ đạo, đôn đốc công tác thông tin, tuyên truyền về Thể lệ Hội thi trên các kênh truyền thông và các nền tảng mạng xã hội của ĐHQGHN. 5.2. Các cấp uỷ trực thuộc Đảng bộ ĐHQGHN: Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hội thi trên các phương tiện truyền thông của đơn vị và triển khai Hội thi tới cấp chi bộ; tổ chức vận động cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhà khoa học, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên sau đại học của đơn vị tham gia Hội thi vòng sơ khảo đạt kết quả tốt. 5.3. Các tổ chức đoàn thể quần chúng trong ĐHQGHN: Tổ chức tuyên truyền về Hội thi tới đông đảo cán bộ, hội viên, đoàn viên và các cá nhân quan tâm; xây dựng Kế hoạch triển khai Hội thi trong hệ thống và vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia Hội thi vòng sơ khảo. 5.4. Các cơ quan truyền thông của ĐHQGHN và đơn vị: Có kế hoạch cụ thể và tổ chức tuyên truyền về Hội thi; đăng tải thể lệ, tư liệu, kết quả Hội thi; kịp thời phản ánh công tác triển khai, phổ biến, hưởng ứng Hội thi ở các đơn vị, tổ chức trong ĐHQGHN./. |
Ban CT&CTHSSV - VNU Media |