Với sứ mệnh phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước, ĐHQGHN đã chú trọng tăng tỉ lệ đào tạo và sớm nhận thức được xu thế, những cơ hội và thách thức trong đào tạo sau đại học (SĐH). | |
Trong thời gian dài, ĐHQGHN đã thử nghiệm phương thức đánh giá năng lực trong tuyển sinh SĐH và đưa vào áp dụng tại một số đơn vị từ năm 2012. Năm 2016, ĐHQGHN áp dụng thêm một phương thức tuyển sinh mới – phương thức xét tuyển, thí điểm với 6 chuyên ngành của Trường Đại học Việt Nhật và 1 chuyên ngành của Viện Quốc tế Pháp ngữ. Đến nay, đã có 6 đơn vị triển khai phương thức này để tuyển sinh đào tạo thạc sĩ đối với 14 chuyên ngành và đã tuyển được hơn 500 thí sinh nhập học bậc thạc sĩ trong toàn ĐHQGHN. Đi liền với những đổi mới trong công tác tuyển sinh bậc thạc sĩ, các yêu cầu về chất lượng đầu vào ngày càng được nâng cao, ĐHQGHN đã có những chính sách tích cực để hỗ trợ và thu hút nghiên cứu sinh như chính sách học bổng, hỗ trợ ứng viên xác định hướng nghiên cứu và chuẩn bị năng lực ngoại ngữ… GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN chia sẻ yếu tố chất lượng quyết định hút sinh viên Trao đổi về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐHQGHN cho rằng, sức hút của các ĐHQGHN trong đào tạo SĐH đó là việc mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo tiến sỹ; Đổi mới sâu rộng hoạt động giảng dạy trong toàn ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên 3 trục chính: (1) Lấy nền tảng công nghệ thông tin, số hóa để hỗ trợ hoạt động quản lí, đào tạo và công tác hỗ trợ người học; (2) Lấy triết lí đào tạo theo các thể hóa làm lõi, quan tâm phát huy năng lực và sở trường của từng cá nhân; (3) Lấy công nghệ dạy học mới, tiên tiến làm phương tiện để tăng cơ hội cho người học; Bên cạnh đó, việc thu hút nhân tài và các nguồn lực bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất cho đào tạo SĐH là yếu tố then chốt. Đây được xem là hoạt động trọng tâm của ĐHQGHN trong năm 2019 và các năm tiếp theo. GS. Nguyễn Đình Đức cho biết, ĐHQGHN là một đại học nghiên cứu với vai trò dẫn dắt, tiên phong trong hệ thống giáo dục Việt Nam, việc duy trì, nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo SĐH là ưu tiên số một. Đào tạo SĐH gắn liền với nghiên cứu khoa học, góp phần tạo ra các sản phẩm khoa học, khám phá các tri thức mới, từ đó góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín của ĐHQGHN trong khu vực và trên thế giới. GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN cho rằng để thu hút học viên sau đại học nhà trường cần đẩy mạnh các chương trình đào tạo mới, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động Đến thời điểm này, một số trường thuộc ĐHQGHN đang thu hút được các học viên theo học, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, GS.TS Nguyễn Quý Thanh bày tỏ, với định hướng đại học nghiên cứu, trường ĐH Giáo dục luôn cố gắng duy trì tỷ lệ đào tạo sau đại học ở mức cao. Chính vì vậy, trường xác định việc thu hút học viên vào các chương trình đào tạo cao học và tiến sĩ của trường là một nhiệm vụ trọng tâm. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh giữa các trường trong cùng một lĩnh vực, trường đại học Giáo dục vẫn đang là một địa chỉ uy tín được đông đảo học viên và NCS lựa chọn. Theo tôi có mấy lý do chính thế này. Thứ nhất trường có đội ngũ các nhà khoa học có chất lượng cao. Với 84% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 29% có chức danh phó giáo sư, giáo sư, chưa kể đến hàng trăm tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư của các trường thành viên khác cùng tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho các học viên SĐH của trường. Thứ hai, trường luôn tìm những hướng đi mới trong khoa học giáo dục, xây dựng các chương trình đào tạo liên ngành và thậm chí chưa có trong danh mục đào tạo của nhà nước. Đây là một điểm đặc trưng mà chỉ trong ĐHQGHN, với ưu thế liên thông và tự chủ cao mới có thể thực hiện được. Thứ 3 là chất lượng thực. Với những phòng Lab hiện đại cho dạy học phổ thông, Lab công nghệ đánh giá, Lab tâm trắc học và Lab công nghệ giáo dục, học viên được nhúng vào môi trường giáo dục hiện đại, phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng tốt nhu câu xã hội.
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN cho rằng ngoài các yếu tố chất lượng, đội ngũ giảng viên.... cần đẩy mạnh tốt các chính sách để hỗ trợ người học. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN là một trung tâm đào tạo sau đại học có truyền thống và vị thế. Hiện nay, Trường ĐH KHXH&NV xác định tầm quan trọng của việc liên tục đổi mới phương thức quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mặc dù tình hình tuyển sinh sau đại học ở các cơ sở đại học khác trong toàn quốc đối diện tình trạng sụt giảm đầu vào, công tác tuyển sinh của Nhà trường vẫn duy trì ở mức ổn định, đạt trung bình hơn 400 học viên cao học/hơn 40 chuyên ngành đào tạo, từ 50 đến 100 nghiên cứu sinh/hơn 30 chuyên ngành tuyển sinh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, nhà trường thường xuyên rà soát và tổ chức điều chỉnh chương trình đào tạo, cập nhật học phần mới; sâu sát trong việc hướng dẫn học viên và nghiên cứu sinh để hỗ trợ người học về chuyên môn; tạo điều kiện để họ được tham gia các hội thảo khoa học quốc tế, thực tập ở nước ngoài để qua đó thực hiện các bài báo khoa học quốc tế, nâng cao năng lực hội nhập khoa học... Đặc biệt, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08 về đào tạo tiến sỹ, nhà trường đã ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí để giảng viên hướng dẫn và NCS có điều kiện tốt hơn trong công bố quốc tế... Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của nhà trường trong bối cảnh yêu cầu nhân lực khoa học trình độ cao đang thay đổi mạnh mẽ hiện nay.
Một số hình ảnh tại kỳ thi tuyển sinh sau đại học ĐHQGHN đợt 2/2019:
|
|
Thùy Dương, ảnh Ngọc Tùng - VNU Media |